1. Nông nghiệp là gì?
Nông nghiệp là một hình thức sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội từ việc trồng trọt và chăn nuôi. Ngành nông nghiệp được biết đến đầu tiên bởi những người nông dân. Trong khi đó các nhà khoa học, luôn luôn tìm kiếm, cải tiến các phương pháp sản xuất nông nghiệp để nâng cao được nâng suất của việc chăn nuôi và trồng trọt. Hãy cùng Natifarm khám phá đặc điểm của các sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam.
|Sự quan trọng của nông nghiệp đối với nền kinh tế nước nhà
Cung cấp lương thực và thực phẩm: xã hội ngày càng tiến bộ kéo theo đó là sự phát triển nhu cầu của các loại lương thực, thực phẩm cũng tăng theo. Không chỉ ngày càng tăng về số lượng mà chất lượng cũng phải tăng, kèm theo đó là sự đa dạng mẫu mã của sản phẩm nông nghiệp (nông sản).
Yếu tố phát triển cho công nghiệp và đô thị: nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp, giúp tăng cao nhiều lần giá trị sản phẩm và tăng mức độ cạnh tranh giữa các nông sản hàng hóa, mở rộng thị trường,…
Thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ: nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của các sản phẩm công nghiệp. Sự thay đổi cung cầu trong khu vực nông nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến sản lượng của các khu vực ngành khác.
Đặc biệt hơn là ngành nông nghiệp đã làm bệ đỡ cho việc phát triển kinh tế ở nước ta trong 2 năm đại dịch vừa qua, góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nước nhà.
|Các vùng nông nghiệp ở Việt Nam
- Trung du miền núi phía Bắc
- Đồng bằng sông hồng
- Duyên hải Bắc trung bộ
- Duyên hải Nam trung bộ
- Vùng Tây nguyên
- Đông nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu long
2. Nông sản là gì?
Sản phẩm nông nghiệp hay nông sản là những sản phẩm hoặc bán sản phẩm hữu cơ của ngành công nghệ sản xuất thông qua việc chăn nuôi và trồng trọt.
Nông sản bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm khác nhau, có cả tốt và xấu. Các loại nông sản phổ biến như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản: lúa gạo, lúa mì những thực phẩm chủ yếu trong cuộc sống người Việt
- Các sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,…
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô, …
|Các chỉ tiêu dùng để đánh giá về sản phẩm nông nghiệp tốt:
- Chỉ tiêu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
- Chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm
- Chỉ tiêu về chất lượng chế biến
- Chỉ tiêu về chất lượng giống
- Chỉ tiêu về chất lượng bảo quản
|Một số sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam
- Mật hoa dừa (Trà Vinh)
- Trà Tân Cương (Thái Nguyên)
- Dừa sáp (Trà Vinh)
- Bưởi năm roi (Vĩnh Long)
- Cà phê Buôn Mê Thuật (Dak Lak)
- …
>>>>>> Tham khảo thêm một số doanh nghiệp cung cấp sản phẩm sạch tự nhiên khác tại Natifarm
3. Đặc điểm của các sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam
Thứ nhất: Đất trồng là thứ không thể bị thay thế
Nông nghiệp sẽ không thể phát triển nếu như thiếu đi một nguồn đất đai tươi tốt và phát triển. Đòi hỏi quy mô và sự hiểu biết về thâm canh đi cùng điều chỉnh độ pH trong đất. Đặc điểm này cần người nông dân tính toán và tối ưu việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt giữa nông nghiệp và công nghiệp.
Thứ hai: Tính mùa vụ
Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ.
Thứ ba: Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Do sự phụ thuộc này nên các sản phẩm nông nghiệp được phân bố nhiều nơi như có vùng chỉ thích hợp trồng cây lương thực, có vùng chỉ phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp. Năm yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp là nước, ánh sáng, không khí, nhiệt độ và dinh dưỡng. Các yếu tố này liên kết chặt chẽ với nhau và không thể thay thế nhau.
Thứ tư: Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất
Việc phát triển ngành nông nghiệp cũng thúc đẩy trực ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển. Kéo theo đó là nền kinh tế của đất nước cũng sẽ phát triển
Thứ năm: Đối tượng sản xuất là cây trồng và vật nuôi
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống. Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất lớn của quy luật tự nhiên. Vì vậy, việc hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.